Ăn dặm là giai đoạn quan trọng đối với trẻ, giúp phát triển và hoàn thiện thói quen ăn uống của các bé. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn còn chưa có kiến thức nuôi dưỡng các bé trong giai đoạn này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé qua bài viết dưới đây.
Khái niệm về ăn dặm
Ăn dặm là quá trình mà các mẹ cho trẻ ăn bổ sung thêm các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Các loại thực phẩm này chỉ bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ phát triển và hoàn thiện hơn nhưng không thể hoàn toàn thay thế sữa mẹ.
Sau 6 tháng tuổi, mẹ nên bắt đầu cho các bé ăn dặm. Đây là giai đoạn các bé phát triển cũng như tăng trưởng với tốc độ vượt bậc. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao. Sữa mẹ sẽ không thể đáp ứng nhu cầu đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, sau 6 tháng, sữa mẹ sẽ loãng và ít dần đi. Điều này khiến các mẹ không thể không bổ sung thêm dinh dưỡng cho các bé.
Nguyên tắc cho các bé ăn dặm
Khi cho các bé ăn dặm, các mẹ cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Thời gian ban đầu ăn dặm, các mẹ nên cho bé ăn từng chút 1. Mỗi bữa ăn, bạn nên cho bé ăn từ 5-10ml thức ăn. Lượng thức ăn bạn có thể tăng dần sau khoảng vài ngày đầu tiên. Điều này có thể giúp các bé quen dần với thức ăn cũng giúp hệ tiêu hóa thích nghi với những thực phẩm không phải sữa mẹ.
Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Các mẹ nên cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc. Bạn nên tăng độ thô dần dần từ bột đến cháo rồi đến cơm hạt và cơm nát,..Bạn nên cho các bé ăn các loại thức ăn mềm và dễ nhai, dễ nuốt.
Chế biến đồ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng
Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý lựa chọn những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nếu không kiểm kỹ các loại thực phẩm rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé ăn nhiều rau quả để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ cần phải chú ý khi lên thực đơn cho các bé. Đây là giai đoạn đầu tiên sau mộ thời gian uống sữa mẹ. Nhiều bé sẽ không dễ dàng thích nghi với các loại thực phẩm ăn dặm nên sẽ không muốn ăn. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị ít thức ăn và cho bé ăn xen kẽ với uống sữa mẹ đến khi có thể tập thành thói quen. Những giai đoạn đầu tiên cần có sự kiên nhẫn và sự chịu khó của các ông bố lẫn bà mẹ. Bạn có thể tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé trong 30 ngày để lên thực đơn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng.
Thực đơn ăn dặm ngày 1, ngày 2, ngày 3
3 ngày đầu tiên, các mẹ nên cho bé ăn cháo loãng rây để bé tập làm quen với cách ăn dặm. Mỗi lần có thể ăn 1 muỗng nhỏ. Tỷ lệ cháo loãng rây nên được nấu 1: 10.
Thực đơn ăn dặm ngày 4, ngày 5
Bạn cũng vẫn cho bé ăn cháo loãng rây nấu theo tỷ lệ 1:10. Tuy nhiên, bạn có thể tăng lên 2 muỗng/lần.
Thực đơn ăn dặm ngày 6
Bạn có thể cho bé ăn cháo trắng rây mịn với bí đỏ hấp rây mịn. Bé của bạn sẽ rất thích hương vị mới lạ. Bí đỏ có thể giúp cung cấp vitamin, khoáng chất, hỗ trợ phát triển trí não, hệ thần kinh, mắt và nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Thực đơn ăn dặm ngày 7
Bạn cho bé ăn cháo trắng rây mịn tỷ lệ 1: 10. Tuy nhiên, bạn hãy cho thêm rau cải bó xôi hấp rây mịn và 1 muỗng cà rốt hấp rây mịn. Sự kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ giúp thay đổi khẩu vị của bé, giảm sự chán ăn, giúp bé ăn ngon hơn.
Thực đơn ăn dặm ngày 8
Bạn cho bé ăn cháo trắng rây trộn súp lơ xanh hấp chín rây mịn. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé ăn thêm một món tráng miệng với chuối rây. Những loại thực phẩm này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt, giúp hấp thụ các dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển của các bé.
Thực đơn ăn dặm ngày 9
Bạn cho bé ăn cháo với rau mồng tơi rây mịn. Bạn cũng đừng quên thêm một món tráng miệng với đu đủ nghiền rây qua lưới. Sự thay đổi các món ăn sẽ khiến bé cảm thấy mới lạ cũng như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Thực đơn ăn dặm ngày 10
Bạn có thể không cần phải cho bé ăn cháo. Khoai lang hấp rây mịn trộn với nước ép táo ăn cùng củ cải trắng hấp chín, rây qua lưới sẽ rất tuyệt vời cho bé. Bé nhất định sẽ rất hào hứng khi được thưởng thức món ăn mới
Thực đơn ăn dặm ngày 11
Bạn có thể chế biến cho bé ăn khoai lang hấp rây mịn trộn nước Dashi. Hương vị của nước này sẽ khiến món ăn càng thêm ngon hơn. Ngoài ra, bạn cũng cho bé ăn thêm món tráng miệng với nước ép lê vàng.
Thực đơn ăn dặm ngày 12
Bạn có thể tiếp tục cho bé ăn cháo trắng rây. Bạn chuẩn bị thêm đậu hũ sốt cà chua nghiền nhỏ rây qua lưới. Món ăn mới này sẽ giúp bé nhà bạn ăn nhiều hơn và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé.
Thực đơn ăn dặm ngày 13
Bạn cho bé ăn cháo trắng cùng với rau cải thìa hấp chín rây mịn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm dưỡng chất bằng cách chế biến khoai tây hấp chín nghiền mịn trộn sữa chua. Bạn cũng đừng quên thêm món tráng miệng sau bữa ăn với nước ép dưa hấu.
Thực đơn ăn dặm ngày 14
Ngoài cháo trắng, bạn có thể cho bé ăn thêm bánh mì cùng cà rốt hấp chín nghiền trộn sữa chua. Sự kết hợp những thực phẩm giàu dinh dưỡng này sẽ giúp bé phát triển nhanh hơn trong giai đoạn này.
Thực đơn ăn dặm ngày 15
Bạn có thể cho bé ăn cháo trắng với rau mồng tơi rây mịn. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị một món tráng miệng với chuối trộn sữa chua. Đây là những thực phẩm có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, đặc biệt cho trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa non nớt trong giai đoạn ăn dặm.
Thực đơn ăn dặm ngày 16
Bạn có thể cho bé ăn cháo trắng với súp lơ xanh rây mịn cùng cà rốt nghiền rây qua lưới. Đây là 2 loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Thực đơn ăn dặm ngày 17
Bạn có thể cho bé ăn cháo trắng với đu đủ rây mịn. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị món tráng miệng với nước ép lê vàng. Những thực phẩm này cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, rửa sạch và gọt vỏ, đảm bảo an toàn cho bé.
Thực đơn ăn dặm ngày 18
Một chén cháo trắng cùng với nước ép cà rốt và đu đủ rây nhỏ sẽ giúp bé của bạn cung cấp dinh dưỡng cho một ngày. Bạn có thể chia nhỏ ra nhiều lần ăn, mỗi lần ăn một ít, không quá nhiều để bé quen với ăn dặm.
Thực đơn ăn dặm ngày 19
Cháo trắng và cà chua rây mịn sẽ giúp thay đổi khẩu vị cho bé của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé ăn khoai lang hấp rây trộn nước cam. Những thực phẩm được lựa chọn cho bé cần phải theo tỷ lệ nhất định để bé có thể dễ ăn.
Thực đơn ăn dặm ngày 20
Cháo trắng với tỷ lệ 1:10 rây mịn trộn đậu hũ, rau mồng tơi sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bé. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé ăn thêm món tráng miệng với chuối rây mịn. Thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm sẽ giúp cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Thực đơn ăn dặm ngày 21
Bạn có thể cho bé ăn cháo trắng rây mịn với đậu cove, bí đỏ hấp rây mịn. Đây là những thực phẩm hỗ trợ cho sự phát triển của bé, giúp hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, hỗ trợ xương và nhiều bộ phần khác
>>> 30+ thực đơn 3 tháng cuối thai kỳ tốt cho bà bầu
Thực đơn ăn dặm ngày 22
Bạn có thể cho bé ăn cháo trắng với rau thập cẩm rây mịn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm cho bé khoai lang hấp rây mịn. Những loại rau quả luôn được khuyến khích cho bé ăn trong giai đoạn này để hỗ trợ sức đề kháng cũng như hệ tiêu hóa của bé.
Thực đơn ăn dặm ngày 23
Bạn có thể cho bé ăn cháo trắng với tỷ lệ 1:10 trộn súp lơ nghiền mịn. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé ăn tráng miệng với nước ép dưa hấu. Sự thay đổi các món ăn luôn có thể giúp bé dễ dàng ăn hơn.
Thực đơn ăn dặm ngày 24
Bạn có thể chuẩn bị bữa ăn có sự kết hợp giữa cháo, bánh mì trộn chuối nghiền mịn, súp lơ, đậu cove và nước Dashi. Bữa ăn dinh dưỡng này có rất nhiều các chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Bạn có thể cho bé ăn nhiều lần trong ngày.
Thực đơn ăn dặm ngày 25
Bạn có thể cho bé ăn cháo trắng rây mịn trộn rau cải thìa, đậu hũ nghiền. Những thực phẩm này đều rất mịn, dễ nuốt, sẽ giúp bé ăn dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị món tráng miệng với đu đủ rây qua lưới. Ăn nhiều đu đủ có thể giúp bé dễ tiêu hóa hơn, giúp cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Thực đơn ăn dặm ngày 26
Bạn có thể cho bé ăn cháo với rau mồng tơi rây mịn, bí đỏ hấp rây mịn. Những thực phẩm này cần phải nấu thật kỹ trước khi chế biến cho bé ăn. Bạn có thể cho bé ăn nhiều lần trong ngày xen kẽ với uống sữa mẹ.
Thực đơn ăn dặm ngày 27
Bé nhà bạn có thể ăn cháo trắng trộn với rau bó xôi và súp cà rốt khoai tây. Những thực phẩm này rất tuyệt vời cho bé, đặc biệt là những bé trong giai đoạn phát triển. Chúng có thể hỗ trợ phát triển và phòng chống nhiều loại bênh cho bé.
Thực đơn ăn dặm ngày 28
Nếu bé của bạn đã chán ăn cháo trắng thì bạn có thể chế biến một món ăn khác cho bé. Nui luộc chín mềm trộn với nước Dashi rây mịn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé ăn thêm tráng miệng với vú sữa rây nhỏ.
Thực đơn ăn dặm ngày 29
Bạn có thể thử cho bé ăn mì Udon cà rốt rây nhỏ, súp bắp. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé ăn tráng miệng với kiwi xanh. Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn này rất cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé
Thực đơn ăn dặm ngày 30
Bạn có thể thay đổi cháo trắng thành cháo hạt sen cùng với bầu luộc rây mịn. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm món tráng miệng với vú sữa rây mịn. Sự thay đổi các món ăn sẽ giúp bé ăn nhiều hơn, ngon hơn, không chán ăn, giúp bạn chăm sóc bé tốt hơn.
20+ thực đơn ăn dặm cho bé kiểu Nhật trong 30 ngày có thể giúp các mẹ cung cấp dinh dưỡng cho bé., giúp bé làm quen với phương thức ăn dặm. Bạn có thể thay đổi các món ăn, kết hợp nhiều loại thực phẩm khi chế biến các món ăn cho bé.