Chỉ còn vỏn vẹn mấy tháng nữa thôi là nhà nhà người người chuẩn bị đón Tết năm 2022- tết Nhâm Dần. Mỗi dịp này ai nấy đều tất bật chuẩn bị cho sắm sửa này Tết nào là trang trí nhà cửa, mua đồ quần áo mới. Có thể nói đây là khoảng thời gian cuối năm dành cho gia đình quây quần, tụ tập bên nhau để thưởng thức những món ăn ngon và chúc nhau một năm mới vạn sự như ý.
Đã nói đến những ngày này không thể nhắc đến các món ăn đặc trưng ngày Tết ,dù sang hay khó, dù tất bật đến đâu thì gia đình nào cũng sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên đầy đủ thịnh soạn mong một năm mới ấm no hạnh phúc.
Các món ăn không chị đa dạng mà còn có nhiều màu sắc bắt mắt cũng như cách thức trình bày. Nếu như bạn chưa biết nên chuẩn bị những món ăn nào cho ngày Tết sắp tới thì hãy cùng Vnview khám ngay nhé.
1. Gà luộc
Gà luộc thì chắc hẳn trên mâm cúng giao thừa gia đình nào cũng có. Chắc hẳn gà luộc phải có ý nghĩ nào đó nên trong mâm cúng hay ngày lễ, cưới hỏi đều có. Ông cha ta xưa nói rằng gà sẽ đem lại may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng cho đầu xuân năm mới.
Món ăn này chế biên đơn giản chỉ cần chế biến gà thật sạch sau đó cho gà vào luộc tầm 10 phút cho nước sôi thì mở nhỏ lửa đun om thêm 5 phút là gà chín. Lưu ý rằng đối với gà cũng giao thừa bạn luộc nguyên con và không mổ giữa. Khi luộc có thể cho thêm hành củ, một ít hoa hồi cho gà thêm thơm và có màu đẹp mắt. Năm mới Tết đến có món gà luộc vàng óng cúng ông bà tổ tiên để có năm mới may mắn cầu gì được nấy.
2. Bánh chưng
Bánh chưng không còn là món gì quá xa lạ với người Việt Nam, đó là món ăn cổ truyền đặc trưng ngày Tết đặc biệt là người Bắc. Loại bánh không chỉ là món ăn đơn thuần, nó gồm gạo nếp, thịt , đậu xanh tất cả tạo nên sự ấm cúng và đoàn viên gia đình.
Bánh chưng đã có từ rất lâu nhưng đến bây giờ nó vẫn còn tồn tại và là một nét đặc sắc trong truyền thống của người dân Việt Nam.
Bánh chưng đã xuất hiện từ thời xa xưa, nó xuất hiện trong giấc mơ của Lang Liêu thời vua Hùng. Bánh chưng hình vuông tượng chưng cho đất, nguyên liệu bánh chưng gồm gạo, đậu xanh, thịt thể hiện sự ấm nó xung túc ấm no.
Người Việt Nam quan niệm một cái Tết không trọn vẹn nếu thiếu bánh chưng, bánh dùng cúng tổ tiên là món mà mọi gia đình quây quần lại thưởng thức mỗi khi Xuân về. Như vậy ta thấy bánh chưng là món ăn không thể thiếu, nó tượng trưng cho hạnh phúc, sức khỏe, ấm no sung túc.
Món ăn này tuy chuẩn bị cầu kì và mất thời gian dài nhưng cách làm lại rất đơn giản. Nguyên liệu bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ và thêm một chút gia vị là có thể tạo nên món ăn cổ truyền ngày Tết này rồi.
3. Giò lụa
Có lẽ đây không là món ăn xa lạ vì đây cũng là món ăn thường ngày mà mọi gia đình hay ăn. Thời xưa ông cha ta thường làm giò bằng tay, giã ra rồi thêm gia vị vào lấy lá chuối bọc lại và mang đi hấp, nhưng bây giờ ngày càng hiện đại nên việc làm giò lụa cũng dễ dàng hơn.
Giò lụa gồm nguyên liệu chính là thịt nạc thăn giã nhuyễn thêm nước mắm. Hiện nay giò lụa được chế biến thêm nhiều nguyên liệu cho món ăn thêm hấp dẫn hơn về cả màu sắc và hương vị như chả lụa ớt xiêm xanh….Bên cạnh thịt lợn giò lụa có thể chế biến từ thịt bò hoặc thịt gà mỗi loại đều có cái ngon riêng.
Không chỉ là món ăn thường ngày, món ăn ngày Tết mà giò lụa cũng được dùng làm quà biếu vào dịp Tết đây là một món quà mang đậm ý nghĩa ‘trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà.
4. Giò xào
Giò xào hay nhiều nơi còn gọi là giò mỡ là món ăn mà đa số các gia đình đều tự tay làm trong ngày Tết. Với nguyên liệu đơn giản như thịt thủ ( đầu lợn ) hoặc tai lợn, mọc nhĩ, muối tiêu và các gia vị như mắm muối. Món ăn này có đặc trưng là vị béo ngậy, hương vị đậm đà khi kết hợp với mọc nhĩ và mùi cay nồng của hạt tiêu.
Không chỉ giò lụa mà giò xào cũng rất phổ biến. Trong mâm cúng ngày Tết thì chắc chắn không thể thiếu món giò xào rồi, bạn hãy tự tay làm món ăn này tại nhà vừa sạch vừa ngon để chào đón Tết Nhâm Dần sắp tới nhé.
5. Thịt Đông
Tết miền Bắc luôn có món thịt đông để đãi khách và cúng giao thừa. Còn gì tuyệt vời hơn khi mùa đông này có món thịt đông cùng chén cơm trắng ăn cùng, món thịt đông được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản nhưng lại có hương vị hết sức thơm ngon không chỉ giới thiệu cho bạn món thịt đông truyền thống mà còn có cả sự kết hợp giữa thịt lợn và thịt gà tạo nên những sự mới lạ và đầy đủ dinh dưỡng hơn.
Thịt đông được làm từ các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm như thịt lợn, nấm hương, mộc nhĩ và các gia vị đem đi ninh nhừ là có ngay một món ăn ngon trong ngày Tết sắp tới.
6. Dưa hành
Dân gian xưa đã có câu “ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” chắc hẳn cứ đến Tết là không thể thiếu món dưa hành. Dưa hành là món ăn giản dị thường dùng làm món ăn kèm với các món khác như bánh chưng. Dưa hành có vị chua ăn kèm với các món mặn rất ngon, đặc biệt là giúp giải ngán.
Món ăn này cũng được thực hiện rất đơn giản, hành củ mua về rửa sạch, cắt rễ sau đó ngâm với giấm và muối sau 2 ngày là có món dưa hành chua ngon. Ngoài ra không chỉ là món ăn kèm, dưa hành cũng dùng để nấu canh chua hay kho cá cũng rất ngon. Bánh chưng phải có dưa hành, bạn hãy làm ngay 1 hũ dưa hành để bổ sung vào thực đơn ngày Tết nhé.
7. Thịt kho tàu
Thịt kho tàu hay còn được biết với tên gọi khác là thịt kho trứng hay thịt kho nước dừa. Có thể nói, món thịt kho tàu thường xuất hiện trong các dịp Tết hay đám tiệc. Tuy nhiên, ngày nay, món ăn này còn xuất hiện trong những ngày thường mà không cần phải vào các dịp Lễ.
Mỗi vùng miền lại có cách nấu thịt kho tàu khác nhau, mỗi vùng miền sẽ có cách nêm nếm và gu ẩm thực khác nhau. Nhưng nhìn chung thì đều có cách nấu chung là tạo nước màu, thịt rửa sạch thái miếng vừa ăn, đảo thịt cho săn lại sau đó mang đi kho. Tiếp đến cho trứng đã luộc vào nên nếm gia vị cho vừa ăn, kho đến khi thịt mềm. Món ăn này có màu đẹp bắt mắt do nước màu và được kho bằng nước dừa thêm phần béo ngậy đưa cơm.
Đây là món ăn ngon ngay trong bữa ăn gia đình chứ không riêng gì ngày Tết. Từ miếng thịt lợn và những quả trứng cùng với sự khéo léo sẽ tạo nên món ăn thơm ngon, hấp dẫn này cho gia đình cùng ăn trong ngày Tết.
8. Xôi gấc
Xôi gấc đỏ tượng trưng cho sự may mắn vào ngày Tết, làm sao một mâm cơm ngày Tết mà thiếu đi màu đỏ của gấc được. Với những nguyên liệu chính là gạo nếp và gấc, gạo được ngâm cho mềm sau đó trộn với gấc đỏ rồi đem đi hấp nên thêm một chút muối cho món xôi thêm đậm đà. Xôi gấc ngon là hạt xôi dẻo đều màu, ăn đậm vị.
Món ăn này quan trọng là màu sắc đỏ đều mang lại may mắn sự tươi mới cho gia đình trong dịp Tết. Gấc có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, là màu tự nhiên trong nhiều món ăn. Mâm cỗ ngày Tết có đĩa xôi gấc chỉnh chu cúng ông bà tổ tiên cầu mong một năm hạnh phúc, an khang tràn đầy sức khỏe.
9. Nem rán, chả giò
Là món ăn đơn giản, dễ ăn nem rán luôn góp mặt trong bữa ăn thường ngày của mỗi gia đình chứ không riêng gì ngày Tết. Không quá cầu kỳ trong cách chế biến bên ngoài vàng óng bên trong gồm các nguyên liệu như nấm hương, mộc nhĩ, thị xay, miến…
Đây là một sự kết hợp vừa ngon vừa bổ dưỡng và đặc biệt trẻ con rất thích ăn món này. Hiện nay có rất nhiều loại nem rán khách nhau với các nguyên liệu đa dạng như hải sản hay các loại rau củ nhưng khi đến Tết, đặc biệt là các gia đình miền Bắc vẫn ưa chuộng món nem rán truyền thống hơn vì đây như món ăn truyền thống góp phần tạo nên mâm cơm ngày Tết đa dạng và phong phú hơn.
10. Canh măng
Canh măng khô nấu chân giò hay nấu với mọc là món canh được ưa chuộng ngày Tết, không chỉ hương vị mà còn là chất dinh dưỡng của nó. Món ăn này quan trọng nhất là khâu xử lý măng, măng được ngâm kĩ sau đó mang đi luộc cho sạch. Khi măng được sơ chế sạch sẽ mang đi xé nhỏ và ninh với thịt chân giò hoặc mọc.
Canh măng có vị ngọt thanh từ xương kết hợp với miếng măng giòn, mềm tạo nên món ăn thơm ngon ngày Tết. Thật là thiếu sót nếu mâm cơm ngày Tết mà không có bát canh măng này.
11. Bánh Tét
Bánh tét là món bánh giống bánh chưng chỉ khác cách gói và một vài nguyên liệu bên trong. Nếu như người miền Bắc dịp Tết không thể thiếu bánh chưng thì người miền Nam lại không thể thiếu bánh Tét. Để cúng ông bà tổ tiên người ta thường chọn những đòn bánh tét ngon nhất từ màu sắc đến hương vị.
Món bánh này từ công đoạn sơ chế đến khi tạo ra thành phẩm thì giống bánh chưng, nhưng bánh tét có bánh tét ngọt nhân chuối và bánh tét mặn nhân đỗ và thịt. Mỗi loại đều có cái ngon riêng mà mọi người có thể chọn loại mình thích ăn.
Ngày nay bánh tét được chế biến với nhiều màu sắc bắt mắt và thêm cách thành phần mới như trứng muối, lạp xưởng.. tạo nên sự béo ngậy, đậm vị cho những ai thưởng thức. Tết sắp đến cận kề mâm cơm đầu năm làm sao món bánh tét, hãy cùng gia đình làm món ăn này để đón một năm mới trọn vẹn đủ đầy.
12. Canh khổ qua nhồi thịt
Đây cũng là một món ăn ưa chuộng của người miền Nam, ngày Tết ăn món ăn này với mong muốn đẩy lùi khó khăn qua đi, với tên gọi là “ khổ qua”. Canh khổ qua hay canh mướp đắng nhồi thịt mang lại nhiều chất dinh dưỡng, vị đắng của khổ qua giúp thanh nhiệt.
Món ăn này rất dễ dàng chế biến, khổ qua rửa sạch bỏ ruột sau đó nhồi thịt xay đã nêm nếm gia vị và trộn cùng mộc nhĩ vào sau đó mang đi nấu cho mềm là có thể thưởng thức.
Nguyên liệu chẳng hề khó tìm, cách làm đơn giản mà lại mang lại nhiều chất dinh dưỡng thì đây là món ăn rất xứng đáng để thưởng thức vào dịp Tết quây quần bên gia đình.
13. Củ kiệu tôm khô
Đây là món ăn kèm ngon phổ biến của người Nam bộ, có vị chua chua ngọt ngọt giòn của hành kết hợp với tôm khô thơm ngon. Nếu như miền Bắc có bánh chưng dưa hàng thì miền Nam có củ kiệu tôm khô với bánh tét. Củ kiệu được trồng nhiều ở vùng sông nước miền Nam, ăn khá giống củ hành nhưng ít hăng và cũng nhỏ hơn.
Cách chế biến món ăn này cũng dễ thực hiện củ kiệu rửa sạch để cả rễ sau đó ngâm với giấm và tôm khô thêm đường và muối chỉ sau vài ngày là sẽ có một món ăn kèm ngon, giải ngán cho dịp Tết.
14. Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm là món ăn phổ biến tại miền Trung, với cách chế biến đơn giản nhưng lại tạo ra được món ăn có vị thơm ngon không dầu mỡ vừa giúp giải ngán lại không cầu kì. Thông thường người miền Trung ăn kèm với bánh tráng hoặc ăn với cơm nóng cũng rất ngon.
Ngày nay, món ăn này phổ biến khắp 3 miền bởi vì độ dễ ăn và ngon. Bạn chỉ cần ra chợ mua thịt ngon về rửa sạch sau đó luộc qua rồi ngâm với nước mắm gồm đường, nước mắm và giấm thêm tỏi và ớt cho đậm vị. Hãy tự làm ngay cho gia đình mình một hũ cho cả nhà thưởng thức nhé.
15. Lạp xưởng
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về trong mâm cơm của người dân Nam bộ không thể nào thiếu món lạp xưởng thơm ngon. Lạp xưởng có nguồn gốc từ Trung hoa với các nguyên liệu như thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để làm chín bằng cách lên men tự nhiên
Khi ăn chín cần mang đi hấp chín hoặc rán lên ăn kèm với bánh tét hay các món ăn ngày Tết cũng rất ngon. Màu sắc đẹp mắt của lạp xưởng được bày trên mâm cơm tạo nên một không khí Tết tràn về mong một năm mới vui vẻ hạnh phúc và đầy may mắn.
16. Gỏi cuốn
Đây là món ăn được người dân Nam bộ ưa chuộng trong các dịp lễ, Tết hay sum họp gia đình. Món ăn bình dị đơn giản với sự kết hợp của rau sống thịt và tôm chấm cùng nước mắm chua ngọt giúp tạo cảm giác thanh mát sau khi ăn những đồ chiên rán trong ngày Tết.
Một mâm cơm ngày Tết sao có thể thiếu đi màu xanh của rau, nếu như bạn quá chán với các món rau luộc hay xào thì có thể làm ngay món gỏi cuốn này, đây cũng là biện pháp rất tốt cho những người lười ăn rau vì khi kết hợp với thịt, tôm cùng nước chấm sẽ tạo ra mùi vị thơm ngon chứ không phải riêng lẻ mùi rau. Bạn hãy cân nhắc và làm món ăn này cho cả gia đình thưởng thức nhé.
17. Bò kho
Ngày xưa, bò kho chỉ xuất hiện trên những gánh hàng rong của những người Sài Gòn trên các con đường của thành phố. Những miếng thịt vụn đã làm nên món ăn hấp dẫn nuôi sống bao nhiêu con người và giúp họ thưởng thức được hương vị thơm ngon.
Ngày nay, bò kho đã xuất hiện ở khắp mọi nơi. Những miếng thịt vụn của thời xưa được thay thế bằng những miếng thịt vuông với sự kết hợp của cả nạc và mỡ. Bò kho đi từ những con hẻm, con phố ven đường ra đến những nhà hàng cao cấp. Món ăn này đã trở thành đặc sản của Việt Nam, đặc biệt ở Sài Gòn.
Như chúng ta đã biết, bò kho là món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Nguyên liệu chủ yếu của bò kho là thịt bò hầm cùng với rau củ quả và các loại gia vị để món ăn thêm đậm đà. Đây là món ăn mà bạn cũng nên làm thử cho dịp Tết năm nay cho cả gia đình thưởng thức.
Tham khảo Cách nấu bò kho ngon đúng điệu mà không phải ai cũng biết
18. Miến xào thập cẩm
Đây là món ăn dân dã với sự kết hợp của nhiều nguyên liệu, bạn có thể làm món miến xào mặn hoặc chay giúp giải ngán mà lại giúp ngon miệng. Miến xào thập cẩm đậm vị với sự kết hợp của sợi miến dai, rau củ quả giòn ngọt và tôm khô.
Miến xào sao cho mềm và không bị nát đặc biệt là phải tơi, không nên xào quá mặn sẽ mất đi vị ngọt của các nguyên liệu. Với các chị em có nhu cầu giảm cân thì món ăn này là không thể bỏ qua.
19. Gỏi gà xé phay
Lại thêm một món bổ sung vào thực đơn ngày Tết ăn mà không ngán lại tốt cho sức khỏe. Gói gà xé phay là sự kết hợp của thịt gà và rau củ trộn với nước mắm chua ngọt cuối cùng rắc thêm tý đậu phông lên trên. Khi ăn sẽ tạo cảm giác thanh mát, chua ngọt đậm vị có thể ăn với cơm trắng, cháo hay ăn với bánh phồng tôm đều rất ngon.
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng đều thích món ăn này. Cách làm đơn giản, đầy đủ dinh dưỡng, dễ ăn, gỏi gà xé phay là món ăn trong ngày Tết mà nhất định bạn phải làm thử.
20. Củ cải ngâm mắm
Không cần là cao lương mĩ vị nhưng củ cải ngâm mắm luôn được nhiều gia đình lựa chọn trong mâm cơm ngày Tết. Vừa là món ăn chính vừa là món ăn kèm với các món khác như bánh tét, bánh chưng đều rất ngon. Củ cải không cần lựa chọn loại tươi mới nhưng không quá già và không bị hỏng, sau khi sơ chế sẽ đem đi phơi nắng sẽ tạo được độ giòn dai khi ăn.
Nước mắm ngâm là một yếu tố quan trọng cần lựa chọn loại ngon để món củ cải ngâm mắm thêm phần thơm hơn. Một món ăn ngon như vậy thì tội gì không làm ngay trong dịp Tết sắp tới cho cả gia đình thưởng thức.
Trên đây Vnview đã giới thiệu cho bạn Top 20 món ăn trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam, Tết là dịp để quây quần ăn uống vì vậy hãy chọn cho mình những món ăn vừa đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo cho sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được một mâm cơm ngon trong ngày Tết Nhâm Dần sắp tới.
Xem thêm:
- Cách gói bánh chưng xanh mướt, thơm ngon chuẩn vị ngày Tết
- Cách nấu thịt đông thơm ngon, chuẩn vị ngày tết