Vịt om sấu là món ăn đặc trưng của miền Bắc ở Việt Nam. Bởi vì món ăn này có tính giải nhiệt nên đa số người dân miền Bắc thường làm món ăn này vào mùa hè. Món ăn là sự kết hợp mới lạ và độc đáo giữa miếng thịt vịt cùng với các nguyên liệu khác tạo nên hương vị bùi bùi, béo ngậy nhưng không hề ngán. Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng để làm được món ăn này thì không phải đơn giản đâu nhé. Để biết được cách nấu vịt om sấu thì hãy theo bài viết, các bạn sẽ có được công thức nấu món ăn này chuẩn vị miền Bắc khiến ai cũng mê.
Những cách nấu vịt om sấu thơm ngon, chuẩn vị
Bài viết sẽ chia sẻ hai cách nấu vịt om sấu: vịt om sấu với khoai sọ và vịt om sấu với măng. Như vậy, các bạn có thể dễ dàng lựa chọn công thức nào cho phù hợp với khẩu vị của bản thân nhé. Ngoài ra, mỗi số lượng và cách nêm nếm gia vị có thể tăng hoặc giảm tùy vào khẩu vị, số lượng và sở thích cá nhân nhé.
Hướng dẫn cách nấu vịt om sấu với khoai sọ
Ngoài miếng thịt vịt mềm, béo thì khoai sọ sẽ giúp tăng thêm hương vị bùi bùi sẽ khiến bạn một lần là nhớ mãi. Nếu bạn là một tín đồ yêu thích món ăn phải vừa béo vừa bùi thì chắc chắn phải lựa công thức này đấy.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Số lượng vịt: 1 con Số lượng hành khô: 5 củ
Số lượng sấu: 10 quả Số lượng tỏi: 1 củ
Số lượng khoai sọ loại cụ nhỏ: 0,5kg Số lượng cây sả: 5
Số lượng mùi tàu: 10 lá Số lượng hành lá: nắm nhỏ
Gia vị nêm nếm: nước mắm, hạt tiêu, muối, ớt, gừng.
Cách thực hiện:
Ngoài cách nấu đúng thì cần phải sơ chế nguyên liệu cũng rất quan trọng. Trước tiên các bạn cần sơ chế vịt khi đã mua về. Bạn cần làm sạch lông trên bề mặt da. Các bạn có dùng nhíp hoặc lưỡi lam để cạo sạch. Do vịt thường có mùi hôi nên khi đã làm sạch lông thì các bạn dùng gừng để chà sát kỹ tất cả mọi bề mặt trên da sẽ khử được mùi rất tốt. Lưu ý: nên chà sát cả bên trong và bên ngoài, chỉ nên chà vừa phải không được làm quá mạnh.
Sau khi đã làm xong thì đem vịt rửa sạch lần nữa để sạch hoàn toàn. Tiếp đến là chặt thịt vịt. Các bạn chặt thịt vịt theo từng khúc nhỏ để vừa ăn. Đối với những quả sấu, các bạn sau khi rửa sạch, cạo vỏ thì khứa vài đường bên ngoài. Sau đó thì đem chúng ngâm trong bát nước. Làm như vậy sẽ giúp quả sấu không bị thâm sau khi gọt vỏ.
Kế tiếp là sơ chế khoai sọ. Khoai sọ sau khi mua về thì rửa sạch và chuẩn bị nồi nước đun sôi. Tiếp đến là cho chúng vào nồi nước sôi và luộc trong khoảng thời gian là 5 phút và để chúng vào thau nước lạnh. Quan sát thấy khoai sọ đã nguội thì tiến hành bóc vỏ. Đây là mẹo giúp bóc vỏ khoai sọ mà không sợ ngứa.
Hành lá và mùi tàu thì rửa sạch và thái nhỏ. Còn tỏi, sả và hành khô thì các bạn đập dập và băm nhuyễn.
Để ướp thịt vịt ngon thì các bạn hãy ướp theo tỉ lệ gia vị sau: Lấy ⅓ muỗng canh muối, ½ muỗng canh hạt tiêu, 1 thìa cà phê hạt tiêu cùng ½ phần tỏi, sả, hành khô. Các bạn trộn đều và ướp thịt trong khoảng từ 35 phút trở lên. Đương nhiên, ướp khoảng từ 1-2 tiếng sẽ giúp thịt thấm đều gia vị và làm món ăn thêm đậm đà.
Trong khoảng thời gian đợi thịt thấm gia vị thì các bạn hãy bắc chảo dầu nóng và cho ít tỏi, hành và sả còn lại cho đến khi thơm và vàng đều.
Khi thịt đã thấm gia vị thì các bạn cho vịt và sấu vào trong nồi lớn rồi đổ nước khoảng xâm xấp nồi vừa ngập mặt thịt vịt. Nếu như bạn muốn nước dùng khi nấu xong ngọt hơn thì các bạn có thể thay thế bằng nước dừa. Lúc này, bạn cần vặn lửa vừa để đun là được.
Quan sát thấy nồi thịt đã sôi đều thì bắt đầu nhanh chóng để khoai sọ vào trong nồi. Các bạn chỉ cần đun trong khoảng 10-15 phút để khoai chín, mềm là được. Lưu ý: trong quá trình nấu, các bạn thi thoảng nên kiểm tra để khoai sọ không bị nát.
Trình bày và thưởng thức:
Khi đã nấu xong, các bạn cho vịt nấu om ra một nồi khác và đặt lên bếp gas mini. Sau đó thì dầm xấu ra và khuấy đều để tạo độ chua cho món ăn. Nếu như bạn là người ít ăn hoặc không ăn chua thì chỉ nên dầm khoảng từ 1-2 trái là được. Các bạn rắc thêm hành và ngò rí lên phía trên để dậy mùi thơm cho món ăn. Cuối cùng là thường thức món ăn với bún và rau sống nhé. Các bạn nên ăn lúc còn nóng mới ngon.
Hướng dẫn cách nấu vịt om sấu với măng
Khác với công thức trên, công thức này sẽ được kết hợp với một nguyên liệu mới. Đó là măng tây. Không còn vị bùi của khoai mà thay vào đó là vị sần sật khi cắn miếng măng giòn cùng với vị béo, mềm của thịt vịt hoàn quyện tạo nên món ăn ngon tuyệt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Số lượng vịt: nguyên con Số lượng hành khô: 5 củ
Số lượng sấu xanh: 15 quả Số lượng nấm hương: 1 bịch
Số lượng nước cốt dừa: 2 quả Số lượng mùi tàu: 10 lá
Số lượng măng: 2 củ Số lượng hành tây: 1 nắm nhỏ
Số lượng tỏi: 1 củ Số lượng cây sả: 5
Gia vị nêm nếm: muối, tiêu, ớt, gừng, nước mắm
Rau sống ăn kèm: bắp chuối, tía tô,…
Cách thực hiện:
Trước tiên, các bạn cũng sơ chế nguyên liệu trước. Vịt khi mua về, các bạn làm sạch lông và dùng muối hoặc chanh chà sát tất cả bề mặt da bên trong lẫn bên ngoài của thịt nhằm loại bỏ toàn bộ mùi hôi trên vịt. Sau đó rửa thịt với nước sạch. Kế tiếp, các dùng dao lớn chặt thịt vịt thành từng khúc vừa ăn.
Sau khi đã chặt xong vịt thì đem tất cả thịt ướp với lần lượt các nguyên liệu sau: 1/3 muỗng canh muối ,1/2 muỗng canh nước mắm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng với 1/2 hành, tỏi, sả và gừng. Trộn đều tất cả gia vị và ướp thịt trong vòng ít nhất là 45 phút.
Đối với hành, tỏi và sả thì các bạn đập dập, bóc vỏ và thái lát mỏng. Còn nấm hương các bạn cho vào nước, ngâm cho đến khi thấy nở thì rửa sạch với nước lần nữa.
Măng củ sau khi mua về thì rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Kế tiếp thì chuẩn bị nồi nước đem đun sôi và để từ từ mang vào luộc sơ trong khoảng thời gian 5 phút. Quan sát thấy măng đã hơi chín thì vớt ra và đem xả với nước lạnh.
Tiếp theo là chế biến quả sấu. Các bạn sau khi đã rửa sạch và cạo vỏ bên ngoài thì dùng dao rạch vài đường lên quả sấu. Đem chúng ngâm với tô nước lạnh nhằm giúp quả sấu tránh bị thâm đen khi đã gọt vỏ.
Hành, mùi tàu thì rửa sạch và thái nhỏ. Kế đến, các bạn chuẩn bị chảo nóng cùng với một ít dầu và cho ½ số tỏi, hành và sả đã băm nhuyễn vào chảo. Xào cho đến khi dậy mùi thơm thì bắt đầu cho từ từ thịt vịt đã ướp vào bên trong. Quan sát thấy thịt vịt đã bắt đầu săn lại thì vớt chúng sang một cái nồi lớn khác.
Cho sấu cùng với nước dừa đổ vào nồi thịt và điều chỉnh lửa vừa phải. Trong quá trình om vịt, các bạn quan sát thấy thịt vịt đã mềm thì bắt đầu cho măng cùng nấm hương vào đun cùng cho đến khi chín đều thì tắt bếp.
Nếu như bạn muốn ăn lẩu thì có thể châm thêm nước lọc cho vừa đủ ăn. Đồng thời, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn là được. Kế đến thì rắc thêm mùi tàu, rau ngổ cùng vài lát ớt lên phía trên để tăng thêm gia vị cho món ăn.
Ngoài ra, các bạn có thể pha nước chấm để ăn kèm nếu muốn đậm đà hơn theo hướng dẫn sau. Các bạn pha nước chấm gồm các nguyên liệu lần lượt là: Tỏi giã dập, nước tương xì dầu, tương ớt, dầu hào, mì chính, ớt. Chỉ cần trộn đều tất cả và cho ít rau ngổ lên phía trên là hoàn thành. Lưu ý: nếu như bạn không ăn cay được thì không cần phải bỏ thêm ớt đâu nhé.
Trình bày món ăn:
Các bạn nên múc phân nửa đồ ăn cùng nước dùng sang một nồi khác và đặt lên bếp gas mini. Làm như vậy, vừa giúp bảo quản món ăn vừa đảm bảo đồ ăn không quá dư sau khi ăn. Món ăn này nên ăn kèm với bún hoặc mì cùng với ít rau sống sẽ rất ngon. Cuối cùng là thưởng thức nồi vịt om sấu với măng thôi nào.
Những lưu ý khi nấu vịt om sấu
Để món ăn được ngon và hấp dẫn, ngoài cách áp dụng đúng công thức thì các bạn cũng nên lưu ý một số mẹo khi nấu ăn. Những mẹo đó là gì thì các bạn phải tham khảo phần viết bên dưới:
Thịt vịt
- Kích thước: Thông thường, nhiều người khi đi chợ sẽ có thói quen lựa thực phẩm vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với thực phẩm này thì tuyệt đối không được. Các bạn không nên lựa vịt nhỏ vì chúng chưa đủ lông, thịt không mềm và dai nên ăn không ngon. Đương nhiên là cũng nên lựa vịt quá già.
- Quan sát: Nếu như bạn sợ phải làm sạch lông thì có thể mua thịt vịt đã làm sẵn ngoài chợ và tất nhiên là các bạn nên kiểm tra kỹ trước khi mua về. Các bạn cần dùng tay để cảm nhận vịt có bị bơm nước hay không. Nếu là vịt bơm nước khi ấn vào sẽ cảm thấy rất trơn. Đặc biệt là vùng đùi và ức của thịt rất nhão và không săn chắc. Đối với món ăn này thì Các bạn nên lựa vịt đực thay vì vịt cái. Bởi vì thịt vịt đực dày và đậm thịt hơn so với thịt cái. Ngoài ra, nếu nấu thịt vịt đực sẽ khiến món ăn không quá béo và ít ngán hơn khi ăn.
- Cách phân biệt vịt: vịt thường được chia làm nhiều loại gồm: vịt xiêm, vịt ta, vịt cỏ, … Vịt cỏ thường có màu lông xám và kích thước nhỏ hơn so với vịt ta và vịt xiêm. Đây là loại vịt thường được bày bán rất nhiều trong các siêu thị và chợ. Còn vịt ta thì có thịt mềm, ngọt và rất ít mỡ. Khi ăn sẽ không mang lại cảm giác ngấy. Vịt xiêm là loại vịt rất to và có màu lông xanh đen. Thịt vịt này thường rất dai và nhiều nạc, rất thích hợp để nấu cho các đám tiệc.
- Khử mùi hôi của vịt: Cũng giống các loại thịt khác, thịt vịt cũng có mùi khá hôi. Do đó, nếu không làm sạch sẽ khiến món ăn có không được ngon và hấp dẫn. Có 3 cách để loại bỏ triệt để mùi hôi của vịt: dùng muối, chanh hoặc gừng để chà sát tất cả bề mặt của thịt. Đương nhiên là cả ba cách này, các bạn đều có thể áp dụng với tất cả mọi loại thịt.
Quả sấu
- Để chắc chắn quả sấu ngon và không bị hư, các bạn nên tự lựa và lựa từng quả một. Quan sát thấy trái sấu có thấy vỏ thâm và dập thì tuyệt đối không được nhặt.
- Đối với những quả sấu ngon thì quả phải có lớp vỏ sần sùi, màu xanh và cùi dày thì mới nhiều thịt và độ chua nhiều. Còn với những quả sấu có vỏ trơn láng thì không nên mua. Vì chúng còn non và khi để lâu sẽ dễ bị úng. Tuyệt nhiên là không nên lựa những quả sấu quá già vì nó có hạt rất to và vị không chua, ăn sẽ không ngon.
Cách bảo quản món thịt vịt om sấu
Nếu như các bạn nấu quá nhiều nhưng lại ăn không hết mà muốn bảo quản cho ngày sau dùng tiếp. Các bạn nên cho vào hộp nhựa hoặc túi zip để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, các bạn nên cân nhắc kỹ số lượng nguyên liệu khi nấu. Bởi vì món ăn này tốt nhất là dùng trong ngày và bảo quản được trong 2 ngày là tối đa.
Bên cạnh bảo quản món ăn đã chế biến thì bài viết còn mách bạn những mẹo bảo quản nguyên liệu dư trong lúc nấu ăn. Các bạn hãy theo dõi để biết nhé:
Thịt vịt:
- Thịt vịt khi đã sơ chế xong thì có thể để trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là 2 độ C. Nếu muốn thịt được bảo quản lâu hơn thì các bạn cần bảo quản trong ngăn đông với nhiệt độ là -25 độ C.
- Trước khi bỏ vào tủ lạnh, các bạn cần cho vào túi hoặc hộp nhựa thật kỹ để giữ được vị tươi và ngon của thịt vịt. Đồng thời, cũng giúp bảo ệ thịt không bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh.
- Ngoài ra, còn một lưu ý nhỏ khác. Đó là các bạn phải gói thật kỹ lớp bên ngoài thịt để tránh tình trạng thịt bị đông cứng, mất nước, thay đổi màu sắc và mùi vị sẽ không còn ngon như ban đầu.
Quả sấu:
- Đối với quả sấu, các bạn nên cạo vỏ, rửa sạch với nước và để ráo. Lưu ý: chỉ nên cạo không nên gọt vỏ.
- Sấu khi không sử dụng hết hãy cho vào tủ lạnh. Nếu đã cạo vỏ rồi thì hãy cho chúng vào từng túi nhỏ để bảo quản trong ngăn mát. Các bạn không nên cho chung vào một túi lớn. Bởi vì mỗi lần lấy ra, không khí ẩm đi vào bên trong. Điều đó dẫn đến các quả sấu sẽ bị dính chặt vào nhau, không thể tách riêng từng quả được.
Các công dụng của món vịt om sấu
Có thể bạn không biết, vịt om sấu không chỉ là món ăn ngon miệng mà nó còn giúp mang lại rất nhiều công dụng mà bạn không thể ngờ đến đấy. Dưới đây là những công dụng có trong món ăn này:
Thịt vịt:
Thịt vịt là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt, trong 100g thịt vịt có chứa khoảng 25g protein. Điều đó có nghĩa là lượng protein trong thịt vịt cao hơn nhiều so với các loại thịt bò, heo hay gà, … Ngoài ra, nó cũng chứa các hàm lượng dinh dưỡng khác như: canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E) và acid nicotinic. Chính vì chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng như vậy nên nó mang lại rất nhiều tác dụng:
- Chữa trị bệnh thiếu máu, chống suy nhược cơ thể.
- Giảm thiểu các tình trạng như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít.
- Rất thích hợp người đang có các trường hợp phù ứ nước trong người.
- Giúp chữa các bệnh tăng huyết áp, tâm phiền, bị mất ngủ, hay quên.
Chính vì thế, hãy ăn thịt vịt một lần/ tuần để giúp cơ thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Không chỉ tăng cường sức khỏe, bữa cơm của bạn sẽ thêm phong phú và hấp dẫn hơn với đa dạng các món ăn được chế biến từ món thịt vịt.
Quả sấu:
Bên cạnh thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng về protein thì quả sấu cũng chứa rất nhiều thành phần như: nước, axit hữu cơ, protit, gluxit, xenluloza, canxi, Phospho, vết sắt. Đặc biệt, quả sấu còn chứa cả vitamin C nên nó có vị chua thanh mát. Đó là lý do vì sao nhiều người thường ăn sấu vào mùa hè. Các công dụng của quả sấu:
- Chữa các bệnh về nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ
- Giúp chữa nôn nghén cho phụ nữ mang thai.
- Chữa ho hay đau họng.
- Tăng cường hệ tiêu hóa.
- Chữa say rượu.
- Trị bệnh mụn nhọt và lở ngứa.
Cách nấu vịt om sấu quá đơn giản đúng không nào? Miếng vịt mềm mềm cùng vị chua của sấu tạo nên mùi vị tuy béo nhưng không ngán khiến ai cũng mê mẩn. Đây cũng là dịp để gia đình cùng quây quần quanh nồi lẩu vịt om sấu tuyệt vời.